Fear and Greed Index là gì? Chỉ số giúp bạn đánh giá khả năng đầu tư

HomeDEO NetworkFear and Greed Index là gì? Chỉ số giúp bạn đánh giá...

Fear and Greed Index là gì và tại sao chỉ số này lại quan trọng như thế trong đầu tư? Cùng Genk tìm hiểu nhé.

Fear and Greed Index là gì?

Fear and Greed Index được dịch là chỉ số tham lam và sợ hãi. Chỉ số này đo lường tâm lý thị trường thông qua nhiều yếu tố như biến động giá cả, khối lượng giao dịch, kênh xã hội và BTC dominance. Chỉ số này thường dùng để nhìn vào toàn cảnh thị trường – nhà đầu tư đang cảm thấy thế nào để từ đó đưa ra chiến lược đầu tư hợp lý.

Có thể nói, chỉ số tham lam và sợ hãi đã được bắt nguồn từ thị trường cổ phiếu truyền thống, sau này khi crypto trở nên phổ biến thì mới bắt đầu được áp dụng.

Hướng dẫn đọc chỉ số Fear and Greed Index là gì

Để bắt đầu, các bạn vào trang này để xem “https://alternative.me/crypto/fear-and-greed-index/”:

Hướng dẫn đọc chỉ số Fear and Greed Index là gì
Hướng dẫn đọc chỉ số Fear and Greed Index là gì

Từ bên trái sang sẽ theo thứ tự như sau:

  • Biểu đồ tham lam sợ hãi
  • Liệt kê các chỉ số ở hiện tại và trong quá khứ
  • Thời gian sẽ cập nhật chỉ số lần tiếp theo

Các chỉ số này sẽ thể hiện trên các con số và màu sắc cụ thể:

Con số

  • Fear (sợ hãi): 0-49 (bao gồm “Cực kỳ sợ hãi” – thường sẽ vào tầm dưới 30)
  • Greed (tham lam): 51-100
  • Trung tính: 50

Màu sắc

  • Cam (cực kỳ sợ hãi): 0-24
  • Vàng (sợ hãi): 25-49
  • Xanh nhạt (tham lam): 50-74
  • Xanh lục (cực kỳ tham lam): 75-100

Tâm lý chung của thị trường là rất sợ hãi trong lúc giá giảm, họ bán tháo để bảo toàn tài sản hoặc chờ mua ở mức giá thấp hơn. Và thị trường lúc xanh làm cho mọi người sợ mất cơ hội nên sẽ FOMO mua vào khiến cho giá tài sản luôn tăng. Anh em cần lưu ý đây là tâm lý chung của phần lớn thị trường và hầu hết rất khó điều khiển được cảm xúc và điều này thường dẫn đến thua lỗ.

Những yếu tố để đo lường chỉ số Fear and Greed

Voltality (25%): Chỉ số đo lường mức độ biến động giá lên xuống của thị trường trong một giá trị thời gian và mức giảm giá tối đa của BTC so với giá trị trung bình trước đó 30 và 90 ngày.

Market Momentum/Volume (25%): Động lượng và khối lượng giao dịch hiện tại của BTC và so sánh với giá trị trung bình trước đó 30 và 90 ngày.

Social media (15%): Chỉ số này sẽ dựa trên data của các trang xã hội, các keyword liên quan về crypto như hashtag, số lượng bài đăng, số like, comment,…

Dominance (10%): Tỉ trọng của BTC so với Altcoin, nghĩa là thị phần của BTC so với tổng toàn bộ số coin khác xem tỷ lệ bao phần trăm.

Trend (10%): trang web còn lấy dữ liệu về google trend cho các traffic tìm kiếm liên quan tới một coin cụ thể, từ đó đưa ra so sánh.

Ứng dụng của Fear and Greed Index

Mặc dù chỉ số tham lam và sợ hãi được đo lường ở mức tương đối vì các yếu tố có thể được phân tích chưa chuẩn, nhưng đây vẫn là một chỉ số đáng tin cậy và nhà đầu tư có thể tham khảo để đưa ra quyết định đầu tư của riêng mình. Chỉ số này sẽ được xem là tổng quan tâm lý thị trường, dùng cho các nhà đầu tư dài hạn “mua khi thị trường sợ hãi, bán khi thị trường tham lam”.

Nhưng điều này gần như không hề dễ dàng, mọi người luôn nghĩ tới việc cắt lỗ khi thị trường sợ hãi và chờ tới mức thấp hơn và chỉ mua lại khi thấy thị trường xanh trở lại. Đó là lí do thị trường này tồn tại và chỉ số Fear and Greed được đo lường. Tuy nhiên, đối với trade ngắn hạn, chỉ số này thường biến động nhanh do thị trường điều chỉnh nhanh và chỉ sô cũng được đi theo. Vì vậy nếu bạn là một HODLer dài hạn thì hãy cân nhắc đến chỉ số này trong những yếu tố đầu tư.

Tổng kết Fear and Greed Index là gì

Chỉ số Fear and Greed là một chỉ số rất thú vị vì nó diễn tả mẫu số chung của toàn thị trường, từ đó các nhà đầu tư khôn ngoan có thể cân nhắc đưa ra các giao dịch tốt cho bản thân.

Mong rằng chuyên mục DEO NETWORK sẽ hữu ích dành cho các bạn.

Bài viết mới nhất

Bài viết liên quan